Sức Khỏe

Các Loại Chấn Thương Dây Chằng ⚡️ Triệu Chứng & Cách Điều Trị

870

Bạn thấy khớp gối đau, càng khó chịu và đau hơn khi di chuyển vận động. Cảm giác như khớp lỏng lẻo, có tiếng rắc rắc khi xoa bóp đầu gối. Việc đi lại khó khăn, khớp gối kẹt cứng. Nếu bạn thấy một trong những triệu chứng đó thì có khả năng bạn đã bị tổn thương dây chằng khớp gối. Hãy cùng chung tôi tìm hiểu về các loại chấn thương dây chằng khớp gối thường gặp. Từ đó có kết luận chính xác về tình trạng dây chằng của bạn nhé.

Chấn thương dây chằng là gì?

Để đảm bảo việc đi lại hằng ngày được diễn ra thuận tiện. Cần sự hoạt động nhịp nhàng của cả một hệ thống dây chằng. Hệ thống dây chằng có những thành phần sau:

Hình ảnh tổn thương dây chằng khớp gối
Hình ảnh tổn thương dây chằng khớp gối
  • ACL – dây chằng chéo trước: vị trí ở trung tâm khớp gối. Vai trò chính là điều khiển chuyển động về phía trước và chuyển động quay của xương chày hay còn gọi là xương cẳng chân.
  • PCL – dây chằng chéo sau: vị trí ở phía sau đầu gối. Vai trò chính là điều khiển việc chuyển động ra phía sau của xương chày.
  • MCL – dây chằng giữa gối: vị trí được xác định là nằm dài từ mặt trong đầu trên của xương chày đến mặt trong đầu dưới của xương đùi. Vai trò chính là ổn định phía bên trong đầu gối.
  • LCL – dây chằng bên ngoài: nằm ở vị trí bên ngoài đầu gối. Hình thành một góc hẹp phía sau, giúp mặt ngoài của đầu gối được ổn định.

Khi một trong những thành phần tạo nên hệ thống dây chằng bị tổn thương. Lúc đó tình trạng chấn thương dây chằng xảy ra. Tuỳ vào mức độ nặng nhẹ, vị trí mà có thể có các loại chấn thương dây chằng khác nhau.

Tìm hiểu thêm: Đứt dây chằng chéo trước TOP10 câu hỏi không nên bỏ qua

Các loại chấn thương dây chằng khớp gối

Chấn thương dây chằng khi chạy bộ
Chấn thương dây chằng khi chạy bộ

Chấn thương dây chằng có nhiều mức độ khác nhau.

  • Mức độ nhẹ khớp gối vẫn giữ được sự ổn định.
  • Mức độ trung bình đứt một phần dây chằng, lỏng lẻo là dấu hiệu đầu tiên của khớp gối lúc này.
  • Mức nặng là bị đứt hoàn toàn dây chằng đầu gối, khớp gối không ổn định, tình trạng lỏng lẻo nặng.

Tuỳ vào vị trí tổn thương mà có thể phân các loại chấn thương dây chằng như sau:

ACL Chấn thương dây chằng chéo trước 

Dây chằng chéo trước bị bong gân hoặc bị rách. Là sự tổn thương của một hoặc nhiều dây chằng chính của đầu gối. Chấn thương này thường gặp ở những vận động viên chơi thể thao. Việc thay đổi hướng hoặc dừng đột ngột đã gây ra chấn thương cho khớp gối trước.

Chấn thương dây chằng chéo trước khá nghiêm trọng gây khó khăn
Chấn thương dây chằng chéo trước khá nghiêm trọng gây khó khăn

Chấn thương dây chằng chéo trước có thể có một trong các triệu chứng sau:

  • Nghe thấy tiếng “rắc” lớn và cảm thấy lỏng lẻo vùng đồi gối.
  • Sưng nhanh trong vòng 24h, phải chườm đá liên tục.
  • Đau nhiều và dữ dội, không thể tiếp tục di chuyển, khớp gối mất khả năng hoạt động.
  • Phạm vi cử động khớp gối bị mất.
  • Khớp gối yếu dần, người bệnh không thể đứng vững, hiện tượng teo cơ xuất hiện. Đùi bị chấn thương nhỏ hơn so với bên đùi bình thường.

Xảy ra chấn thương  ACL do một trong những nguyên nhân sau:

  • Khi tham gia các môn thể thao có thể gây ra chấn thương dây chằng chéo trước.
  • Sự dừng và đổi hướng đột ngột khi đang chạy nhanh.
  • Sự tiếp đất bất ngờ khi nhảy xuống, không chuẩn bị tư thế khi nhảy hoặc sai tư thế.
  • Sự va chạm trực tiếp hoặc bị đánh vào đầu gối.
  • Tai nạn giao thông hoặc va chạm khi tham gia các môn thể thao như: bóng chuyền, bỏ rổ, đá bóng… là nguyên nhân trực tiếp gây ra chấn thương.

LCP Chấn thương dây chằng chéo sau 

Sự tổn thương của dây chằng chéo sau ít gặp hơn đối với vùng dây chằng chéo trước. Chấn thương dây chằng chéo sau ít gây đau đớn và để lại di chứng hơn so với Chấn thương dây chằng chéo trước. Tuy nhiên vẫn cần có thời gian vài tuần để tổn thương hồi phục.

Chấn thương dây chằng chéo sau khi đang đi đấu
Chấn thương dây chằng chéo sau khi đang đi đấu

 

Chấn thương LCP có các triệu chứng sau:

  • Cũng tương tự như những triệu chứng của chấn thương dây chằng chéo trước, chấn thương này có một số biểu hiện sau:
  • Khớp gối có cảm giác như bị lỏng lẻo. Gặp sự khó khăn, và không thể vận động đi lại như bình thường.
  • Sưng lên nhanh chóng của đầu gối trong vài giờ, lỏng khớp gối.
  • Sự không cân xứng của hai đùi. Phía trên chân bị tổn thương, đùi teo hơn. Đầu trên cẳng chân trượt về phía sau.
  • Khớp gối bị thoái hoá. Khớp gối đau và sưng phù khi dây chằng chéo sau bị chấn thương mãn tính.

Chấn thương LCP có thể đến từ các nguyên nhân sau:

  • Khi cơ thể ngã khuỵu xuống đột ngột, khi đó đầu gối chịu một lực rất mạnh dẫn tới dây chằng sau bị tổn thương. Xảy ra do tai nạn hoặc tham gia những hoạt động thể thao.
  • Ngoài ra còn có nguyên nhân mãn tính. Khi dây chằng sau đã bị tổn thương nhưng người bệnh không điều trị nghỉ dưỡng. Để tình trạng bệnh âm ỉ, kéo dài thời gian.

MCL Chấn thương dây chằng gối bên trong 

Là tình trạng chấn thương thường gặp phổ biến hiện nay. Khi tác động bên ngoài khớp gối một lực mạnh khiến cho dây chằng bên trong mở quá mức dẫn đến tổn thương. Thay đổi hướng đột ngột khi đi hoặc chạy hoặc vặn đầu gối cũng có thể dẫn đến tổn thương này.

Chấn thương dây chằng bên trong i do va chạm trong thể thao
Chấn thương dây chằng bên trong i do va chạm trong thể thao

Tổn thương MCL có các triệu chứng sau:

  • Khi chấn thương xảy ra thì nghe thấy một tiếng “bốp”.
  • Mặt trong khớp gối đau, cơn đau liên tục khiến người bệnh rất khó chịu, mệt mỏi.
  • Khớp lỏng lẻo, có thể nghe được tiếng rạo rạo khi đưa chân lên.
  • Xuất hiện những vết bầm tím chỗ đau.
  • Cử động đầu gối khó khăn. Khi duỗi hoặc khép cơ đầu gối đều đau.
  • Mọi cử động đều đau và khó khăn như: đi, đứng, leo cầu thang…

Gây ra tổn thương MCL có một số nguyên nhân sau:

  • Do va đập từ phía bên ngoài của đầu gối trong lúc chơi thể thao hoặc khi xảy ra tai nạn giao thông.
  • Hoặc có thể do những lý do đơn giản như tự vặn khớp gối. Xoay khớp, thay đổi tư thế đột ngột khi đi bộ hoặc chạy nhảy.

LCL Chấn thương dây chằng bên ngoài gối 

Chấn thương LCL rất hiếm gặp. Nhưng nếu gặp phải tình trạng này lại rất khó điều trị. Khi mặt trong đầu gối bị chịu một lực tác động mạnh. Làm cho mặt ngoài đầu gối dây chằng phải mở ra quá mức cho phép. Lúc này dây chằng bên ngoài gối bị tổn thương.

Tổn thương dây chằng bên ngoài gối
Tổn thương dây chằng bên ngoài gối

Có một số triệu chứng sau:

  • Nhìn từ bên ngoài đầu gối sưng đỏ.
  • Tình trạng  khóa khớp gối xuất hiện.
  • Việc sinh hoạt hằng ngày của người bệnh bị khó khăn hoặc hạn chế.

Chấn thương LCL có thể đến từ một số nguyên nhân sau:

  • Do bị một lực tác động trực tiếp và mạnh vào bên trong đầu gối. Lực gây tác động lên mép ngoài làm cho dây chằng bị rách hoặc giãn quá mức.
  • Xoay người bằng một chân và thay đổi hướng nhanh chóng. Thường xảy ra với các vận động viên hoặc cầu thủ khi tham gia thể thao.
  • Sau cú bật mà tiếp đất sai cách cũng sẽ dẫn đến chấn thương LCL.

Cách điều trị các loại chấn thương dây chằng hiệu quả

Điều trị chấn thương dây chằng bằng vật lý trị liệu
Điều trị chấn thương dây chằng bằng vật lý trị liệu

Để có phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả, trước tiên cần chẩn đoán được chính xác tình trạng và mức độ của chấn thương. 

Chẩn đoán chấn thương dây chằng bằng các biện pháp

  • Sử dụng tia X hay còn gọi chụp X quang. Tia X không phát hiện được chấn thương dây chằng nhưng để loại trừ khả năng gãy xương bên trong.
  • Sử dụng phương pháp MRI, dựa vào từ trường và sóng radio để xem được hình ảnh các mô cứng và mềm của người bệnh. Phương pháp MRI xác định được mức dấu hiệu cũng như mức độ của tổn thương dây chằng.
  • Sử dụng phương pháp siêu âm. Nhờ cách này có thể nhìn thấy được chấn thương gân, đầu gối và dây chằng.

Biện pháp điều trị các loại chấn thương dây chằng

Mang nẹp điều trị chấn thương dây chằng
Mang nẹp điều trị chấn thương dây chằng

Sau khi xác định được tình trạng chấn thương dây chằng mà bệnh nhân gặp phải, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp theo những tình huống sau:

  • Việc đầu tiên là cần để đầu gối nghỉ ngơi. Tránh những tác động đến gối nhằm hạn chế cơn đau, di chuyển nhẹ nhàng.
  • Thực hiện chườm lạnh, 4 đến 5 lần trên ngày, mỗi lần kéo dài 20-30 phút. Kiên trì thực hiện chườm lạnh trong vài ngày đầu cho đến khi không còn sưng.
  • Trong lúc nằm hoặc ngồi nên nâng cao đầu gối, có thể sử dụng vật mềm hoặc gối. Tạo cảm giác thoải mái.
  • Sử dụng nẹp để cố định vùng tổn thương, cẩn thận không để bị ngã sẽ làm chấn thương thêm trầm trọng.
  • Nếu tình trạng nặng, khả năng để lại di chứng cao, cần nghiêm chỉnh tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau hay chống viêm nào cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Có biện pháp để kiểm soát sự sưng phù và cơn đau.
  • Duy trì sự ổn định của các cơ khớp gối.
  • Ngăn ngừa để tránh tình trạng tái phát lại vết chấn thương cũ.
  • Các triệu chứng như: yếu cơ, viêm gân, khó cử động cũng có biện pháp cải thiện phù hợp.
  • Ngoài ra, nếu tình trạng dây chằng bị mở quá mức giới hạn hoặc bị đứt hoàn toàn thì cần phải tiến hành phẫu thuật. Phẫu thuật nhằm tái tạo lại dây chằng của khớp gối.
Chườm đá giảm đau khi bị chấn thương dây chằng
Chườm đá giảm đau khi bị chấn thương dây chằng

Cách phòng tránh các loại chấn thương dây chằng

Luyện tập thể thao đúng cách để giảm thiểu chấn thương dây chằng
Luyện tập thể thao đúng cách để giảm thiểu chấn thương dây chằng

Các loại chấn thương dây chằng khớp vẫn thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. Nhưng bạn vẫn có thể ngăn ngừa chúng một cách tuyệt đối. Cùng tìm hiểu cách phòng tránh qua lời khuyên của các chuyên gia đầu ngành và kinh nghiệm đúc kết của đội ngũ bác sĩ DrQuynh.

  • Trước khi tham gia thể thao phải luôn luôn khởi động để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
  • Tham gia bất kỳ môn thể thao nào cũng phải đúng kỹ thuật, tiếp đất an toàn khi tập luyện.
  • Cần mang đồ bảo hộ đúng quy cách đối với yêu cầu của một số môn thể thao.
  • Rèn luyện sức dẻo dai, sức bền cho cơ thể, cho các khớp và dây chằng.
  • Chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo đủ những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Chú ý các yếu tố nhằm tăng sự chắc khỏe cho xương khớp.

    Chế độ ăn uống phù hợp
    Chế độ ăn uống phù hợp

DrQuynh – Địa chỉ điều trị các loại chấn thương dây chằng hiệu quả

DrQuynh được biết đến là bác sĩ chuyên khoa Chỉnh hình Cơ Xương Khớp. Với nhiều năm kinh nghiệm chuyên sâu về cơ xương khớp. Chuyên gia trong lĩnh vực phẫu thuật về khớp vai, các chi tay chân. Tự tin trong việc điều trị hiệu quả các loại chấn thương dây chằng.

Dịch vụ khám bệnh tại nhà
Dịch vụ khám bệnh tại nhà

Là nơi cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh tại nhà uy tín, và cung cấp vật tư trang thiết bị y tế chất lượng, an toàn.

Các loại chấn thương dây chằng thường xảy ra ở mức độ nhẹ, nên nhiều bệnh nhân chủ quan, bỏ qua việc thăm khám. Phải đến cơ sở khám chữa bệnh lại mất thời gian. Vậy tại sao bạn không liên hệ với DrQuynh, có thể thăm khám, điều trị hiệu quả chấn thương cho bạn, mà lại không tốn nhiều thời gian. Dịch vụ khám bệnh tại nhà đã trở nên rất phổ biến và cần thiết trong tình hình hiện nay.

Thông tin liên hệ DrQuynh

  • Hotline: 0936.231.699
  • Sài Gòn: 002 Block A, EHOME S Nam, Đường Số 1, Bình Hưng, Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Đồng Nai: Phòng Khám Bác Sĩ Tâm
  • Kon Tum: 211 Duy Tân, Tp Kon Tum, Kon Tum
  • Email: DrQuynh.com@gmail.com
  • Website: drquynh.com

Các loại chấn thương dây chằng rất phổ biến trong cuộc sống hằng ngày. Hầu như có khả năng tự hết, nhưng một số vẫn để lại di chứng nặng nề. Vì vậy, nếu nghi ngờ hoặc có dấu hiệu tổn thương dây chằng khớp gối, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám hoặc liên hệ với DrQuynh để được chăm sóc tại nhà.

5 ( 2 bình chọn )

Nam Học Sài Gòn

https://namhocsg.com
Namhocsg.com Là một blog tổng hợp những thông tin kiến thức về sức khỏe sinh lý

Ý kiến bạn đọc (0)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm